Chạy Cycle Hồ Thủy Sinh Là Gì, Tại Sao Phải Chạy Cycle?
- Khi bắt đầu một hồ cá mới, hệ vi sinh vật chưa được hình thành. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất độc hại như amoniac do chất thải cá và thức ăn thừa thành nitrite, rồi từ nitrite thành nitrate, giúp giữ cho nước đảm bảo chất lượng để nuôi cá.
- Quá trình chạy cycle này có thể mất 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu bạn muốn setup xong thả cá ngay thì bạn xem bài viết cách thả cá mới đúng cách cho người mới, tại sao cá hay chết.
- Sử dụng các sản phẩm vi sinh bổ sung hoặc dùng thức ăn cá hoặc chất thải sinh học để khởi động chu trình chạy cycle.
- Bạn có thể bỏ thức ăn vào bể với lượng vừa phải để thức ăn phân hủy thành amoniac. (Nếu không có amoniac thì chu trình này sẽ không được diễn ra và hệ vi sinh trong bể sẽ không thể hình thành).
- Amoniac là một chất cực kỳ độc cho cá. Ngay cả ở nồng độ thấp, amoniac cũng có thể làm cá bị ngạt, tổn thương mang, làm giảm khả năng hô hấp và gây căng thẳng nghiêm trọng cho cá, dẫn đến cá chết.
- Nếu không có hệ vi sinh tốt thì thức ăn, chất thải cá và các chất hữu cơ phân hủy sẽ sinh ra Amoniac , và làm cá bệnh rồi chết dần.Tóm lại hệ vi sinh là công nhân dọn chất độc Amoniac được sinh ra tư thức ăn thừa và chất thải của cá..
- Tóm lại, bạn cần phải chạy chạy cycle trước khi thả cá 2 tuần đối với bể thủy sinh.
- Nếu bạn thiếu quy trình này thì cá sẽ rất dễ chết, và bạn sẽ gặp tình trạng như hàng nghìn anh em chơi cá ngoài kia đang gặp phải hàng ngày đó là cứ sáng dậy là đi vớt 1 đến 2 con cá chết.
Đó là lí do tại sao chúng ta cần chạy cycle hồ thủy sinh. Còn bây giờ chúng ta đi vào phần quan trọng nhất của video này đó là:
Cách Chạy Cycle Hồ Thủy Sinh Hiệu Quả Chỉ 2 Tuần.
1. ĐỐI VỚI HỒ THỦY SINH LAYOUT LÀ ĐÁ
- Lưu ý: đây là đối với hồ thủy sinh có bố cục setup bằng các loại lũa, còn nếu như bạn cũng chơi thủy sinh mà chỉ chơi bố cục đá với phân nền rồi trồng cây thì không cần chạy cycle cũng được.
- Nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể chạy cycle 1 tuần để nuôi vi sinh rồi sau đó trồng cây và thả cá, lúc đó cây cũng sẽ phát triển khỏe hơn.
- Đối với việc chạy cycle cho loài hồ thủy sinh layout bằng đá này thì đơn giản là bạn setup xong bơm nước đầy rồi châm vi sinh theo liều lượng trên chai khuyên dùng.
- Bạn cần để đèn sáng 6 đến 8 giờ một ngày, cho chạy lọc và sủi oxy 24/24. Ngày hôm sau thay nước châm thêm 1 lần vi sinh.
- Sau đó 2 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 50% nước rồi châm thêm vi sinh.
- Đến ngày thứ 7 bạn hút gần hết nước rồi trồng cây.
- Sau khi trồng cây xong vô nước lại rồi châm thêm vi sinh 1 lần nữa và đo lại các chỉ số nước nếu đã ổn định thì thả cá theo quy trình ở video trước Trung Tín hướng dẫn cách thả cá mới.
- Đó là đối với hồ thủy sinh chỉ chơi layout đá và phân nền rồi trồng cây. Bây giờ đến với hồ thủy sinh chơi layout setup bằng lũa.
2. ĐỐI VỚI HỒ THỦY SINH LAYOUT LŨA
Ngày 1 Giai đoạn chuẩn bị
- Đảm bảo hệ thống lọc và sục khí hoạt động tốt để tạo môi trường giàu oxy, hỗ trợ vi khuẩn phát triển.
- Chọn sản phẩm vi sinh có chất lượng tốt như Seachem Stability. Bạn sẽ cần bổ sung vi sinh theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
Ngày 1 – 5 Giai đoạn tạo amoniac
- Bỏ khoảng 1đến 2 viên thức ăn hoặc một lượng nhỏ cám cá vào bể mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên để tạo ra nguồn amoniac.
- Bổ sung vi sinh mỗi ngày trong giai đoạn này để giúp tăng tốc độ phát triển của vi khuẩn. Cách châm vi sinh đó là đổ vi sinh trực tiếp vào bể theo liều lượng của nhà sản xuất.
- Sau 4 ngày kiểm tra mức amoniac, đảm bảo nó nên tăng lên khoảng 1 đến 2 ppm.
- Bạn kiểm tra chỉ số amoniac bằng cách sử dụng bộ test NH3. Ở giai đoạn tiếp theo bạn cần kiểm tra thì sử dụng bộ test NO2 và kiểm tra Nitrate bằng bộ test NO3.
>> Bạn có thể mua vi sinh cho bể cá tại đây!
Ngày 5 đến 10 Giai đoạn chuyển đổi amoniac thành nitrite
- Kiểm tra amoniac và nitrite: Amoniac sẽ bắt đầu giảm khi vi khuẩn Nitrosomonas phát triển. Lúc này, nitrite sẽ bắt đầu xuất hiện và tăng dần.
- Chỉ cần thêm thức ăn 2 ngày 1 lần với liều lượng nhỏ (1 viên hoặc ít hơn) để không làm tăng lượng amoniac cao quá mức.
- Tiếp tục bổ sung vi sinh mỗi ngày hoặc cách ngày trong 5 đến 7 ngày đầu.
>> Bạn có thể mua bộ test NH3, NH4 (AMONIAC) tại đây!
Ngày 10 đến 15 Giai đoạn chuyển nitrite thành nitrate
- Sau khoảng 10 ngày, nitrite sẽ đạt đỉnh và sau đó giảm dần khi vi khuẩn Nitrobacter chuyển nitrite thành nitrate. Kiểm tra các chỉ số này để đảm bảo chu kỳ đang diễn ra đúng cách. ghi chú: nitrite đạt đỉnh sẽ là khoảng 2 đến 5 ppm.
- Hạn chế bổ sung thức ăn ở mức tối thiểu, có thể thêm một lần nữa vào ngày thứ 10.
- Nitrate sẽ bắt đầu xuất hiện, điều này chứng tỏ chu trình đã hoàn thành. Nitrate nên ở mức dưới 50 ppm. Nếu vượt quá, hãy thay nước khoảng 20 đến 30%.
Ngày 15 Hoàn tất chu trình cycle
- Vào ngày thứ 15, kiểm tra 3 chỉ số:
- Khi mà chỉ số Amoniac và chỉ số Nitrite bằng 0 ppm, và chỉ số Nitrate tăng lên nhưng ở mức an toàn, tốt nhất là dưới 50 ppm. thì đó là lúc chu trình chạy cycle hoàn thành.
Lưu ý khi chạy cycle hồ thủy sinh:
- Đừng để amoniac và nitrite tăng quá cao, vì chúng có thể gây độc hại cho cá sau khi bạn thả.
- Nếu thấy mức nitrate tăng cao trên 50 ppm trước khi chu trình hoàn tất, nên thay nước 10 đến 20% để giữ ổn định.
TẠI SAO CHẠY CYCLE HỒ THỦY SINH KHÔNG CẦN THAY NƯỚC?
- Có thể bạn thắc mắc ủa tại sao không thấy thay nước gì trong quá trình này, thì câu trả lời đó là:
- Thông thường, khi chạy chu trình cycle, bạn không cần thay nước liên tục như trong quá trình nuôi cá bình thường.
- Bởi việc này có thể làm giảm lượng vi khuẩn có ích đang phát triển.
- Tuy nhiên, nếu bạn thấy nồng độ NH3, NH4 hoặc NO2 tăng quá cao (đặc biệt là vượt qua mức độc hại cho cá, thường là trên 5 ppm đối với NH3, NH4 và 2 – 5 ppm đối với NO2), bạn nên thay một phần nước (từ 10 đến 30%) để giảm tải cho hệ vi sinh nếu không chu trình này sẽ kéo dài hơn.
Kết Luận:
- Với việc bổ sung vi sinh đúng cách, chu trình cycle có thể được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả trong vòng 15 ngày như Trung Tín vừa chia sẻ.
- Sau khi đã chạy cycle 2 tuần hoàn thành, tiếp theo là đến bước kiểm tra lại các chỉ số nước như pH, nhiệt độ (đối với cá).
- Và đo độ cứng GH, KH nếu là bể thủy sinh có cây thủy sinh hoặc tép cảnh yêu cầu độ cứng GH, KH cao.
- Nếu tất cả chỉ số đã ổn định, bạn bắt đầu mua cá về rồi thả cá theo quy trình mà Trung Tín đã chia sẻ ở vài viết cách thả cá đúng cách hoặc xem video Tại sao cá hay chết cách thả cá mới hiệu quả nếu không thích đọc.
————————————————————————-
CÁ CẢNH THUỶ SINH TRUNG TÍN
Cung cấp các loại cá cảnh.
Cung cấp các thiết bị phục vụ việc nuôi cá cảnh.
Tư vấn lắp đặt các công trình thủy sinh.
Tư vấn chăm sóc, nuôi cá cảnh,…
Tư vấn, thiết kế hồ cá Koi.
Chúng tôi hoạt động từ 7:30 – 21h00 (T2-T7) và 7:30 – 17:00 (CN)
Website: cacanhthuysinhtrungtin.com
Fanpage: Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín
Hotline: 0938228502
Email: traithuysinh.trungtin@gmail.com
Zalo: Nhắn Zalo Shop
CẢM ƠN QUÝ KHÁCH