Trong bài viết này Trung Tín sẽ chia sẻ cách nuôi cá cảnh dành cho người mới bắt đầu và người có ít kinh nghiệm. Theo quan sát từ Trung Tín thì nhiều anh em mới chơi, hoặc những anh em chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi cá rất hay chết làm họ cảm thấy stress và tốn kém khá nhiều. Cứ mỗi ngày ngủ dậy họ lại phải vớt 1 đến vài con cá chết. Bạn sẽ là người tiếp theo gặp phải tình huống như vậy nếu không biết và thực hành những điều Trung Tín chia sẻ ở bài viết này. Nếu ví móng nhà là điều quan trọng nhất của ngôi nhà thì trong nuôi cá điều này chính là nền móng vững chắc để bạn nuôi cá thành công.
Cách nuôi cá cảnh thành công: Điều Quan Trọng Là Chạy Cycle.
Tại sao cần chạy Cycle cho bể cá cảnh?
- Khi bắt đầu một hồ cá mới, hệ vi sinh vật chưa được hình thành.
- Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất độc hại như NH3 và NH4 sinh ra từ chất thải cá và thức ăn thừa thành NO2, rồi từ NO2 chuyển thành NO3, giúp giữ cho nước đảm bảo chất lượng để nuôi cá.
- Vì khi chuyển thành NO3 rồi thì ít độc hơn cho cá và chất này sẽ bị cây hấp thụ hoặc thay nước thì sẽ biến mất.
- Quá trình chạy cycle này có thể mất 1 đến 2 tuần. (tuy nhiên nếu bạn muốn setup xong thả cá ngay thì lát nữa Trung Tín sẽ nói thêm).
Làm thế nào để chạy Cycle bể cá cảnh mới setup?
- Ở giai đoạn này bạn nên sử dụng các sản phẩm vi sinh bổ sung hoặc dùng thức ăn cá, chất thải sinh học để khởi động chu trình chạy cycle.
- Bạn có thể bỏ thức ăn vào bể với lượng vừa phải để thức ăn phân hủy thành NH3 và NH4. (Nếu không có NH3 và NH4 thì chu trình này sẽ không được diễn ra và hệ vi sinh trong bể sẽ không thể hình thành).
- NH3 và NH4 là hay còn gọi là amoniac một chất cực kỳ độc cho cá. Ngay cả ở nồng độ thấp, NH3 và NH4 cũng có thể làm cá bị ngạt, tổn thương mang, làm giảm khả năng hô hấp và gây căng thẳng nghiêm trọng cho cá, dẫn đến cá chết.
- Nếu không có hệ vi sinh tốt thì thức ăn, chất thải cá và các chất hữu cơ phân hủy sẽ sinh ra NH3 và NH4, và làm cá bệnh rồi chết dần.
- Tóm lại hệ vi sinh là công nhân dọn chất độc NH3 và NH4 được sinh ra từ thức ăn thừa và chất thải của cá..
- Tóm lại, bạn cần phải chạy chạy cycle trước khi thả cá 2 tuần đối với bể thủy sinh.
- Nếu bạn thiếu quy trình này thì cá sẽ rất dễ chết, và bạn sẽ gặp tình trạng như hàng nghìn anh em chơi cá ngoài kia đang gặp phải hàng ngày đó là cứ sáng dậy là đi vớt 1 đến 2 con cá chết.
Bế cá cảnh không chơi thủy sinh có cần chạy Cycle không?
- Nếu bạn không chơi thủy sinh cũng không có phân nền thì không cần thiết phải chạy cycle trước khi thả cá.
- Nhưng cần lưu ý trong trường hợp bể mới setup chưa chạy chu trình cycle, việc thả cá ngay lập tức có thể dẫn đến nguy cơ NH3 và NH4 và NO2 tích tụ nhanh, gây stress cho cá.
- Do đó, cần sử dụng một số sản phẩm để giảm thiểu rủi ro cá chết và hỗ trợ quá trình khởi động hệ vi sinh trong bể.
Cách Thả Cá Mới Mua Về Cho Người Mới Nuôi Cá Cảnh
Trước Khi Thả Cá (Phần này gồm có 5 bước ngắn)
1. Khử Clo Trong Nước.
- Chất khử clo là sản phẩm bắt buộc khi sử dụng nước máy, vì nước máy chứa clo và chloramine, những chất này rất độc đối với cá và có thể gây chết ngay lập tức nếu không được loại bỏ.
- Chất khử clo giúp ngăn ngừa các phản ứng độc hại từ clo và, tạo môi trường nước an toàn ngay lập tức để thả cá mà không gây stress cho cá.
Cách sử dụng:
- Mỗi loại nó có một hướng dẫn á khác nhau, ở bài viết này Trung Tín nói về loại Clo CIBI AQUA, thì à loại này là một lần xitj là 40 lít nước.
- khử Clo xong rồi để khoảng tầm 20 phút cho nó hòa tan hết trong hồ rồi bắt đầu mình đo pH lại, pH ổn định rồi thì mình thả cá.
2. Châm vi sinh
- Trong bể chưa cycle, hệ vi sinh vật tự nhiên chưa đủ để phân hủy NH3, NH4 và NO2., hai chất độc hại sinh ra từ phân cá và thức ăn dư của cá, điều đó có thể gây chết cá.
- Vi sinh có lợi từ sản phẩm bổ sung vi sinh giúp khởi động chu trình Cycle ngay từ đầu, tạo ra hệ sinh thái trong bể có thể chuyển hóa NH3, NH4 sinh ra từ chất thải cá thành NO2, sau đó chuyển hóa NO2 thành NO3 ít độc hơn.
- Chất NO2 ít độc hơn sẽ dễ dàng được loại bỏ qua việc thay nước hoặc hấp thụ bởi cây thủy sinh.
- Giảm nguy cơ cá bị ngộ độc, stress do tích tụ NH3, NH4 và NO2 trong bể.
Cách sử dụng:
- Ngay sau khi thả cá, châm vi sinh vào bể để cung cấp lượng lớn vi khuẩn có lợi. Sản phẩm vi sinh tốt như Seachem Stability. Những sản phẩm này chứa các vi khuẩn chuyên xử lý NH3, NH4 và NO2.
- Liều lượng vi sinh thường được hướng dẫn trên bao bì, nhưng nên châm nhiều hơn một chút trong giai đoạn đầu để đẩy nhanh quá trình khởi động chu trình Nitrogen.
- Tiếp tục châm thêm vi sinh hàng ngày trong 7 đến 10 ngày đầu tiên sau khi thả cá để duy trì và phát triển hệ vi sinh có lợi.
Lưu ý: không nên dùng chung vi sinh extra bio và và vi sinh Stability. Vì trong vi sinh extra bio có thành phần có thể giết chết vi sinh Stability, điều này sẽ gây ra xung đột vi sinh và vỡ toàn bộ hệ vi sinh của bể cá.
3. Sử dụng Muối khoáng (không phải muối ăn)
Lợi ích của muối khoáng cho cá cảnh
- Muối khoáng được sử dụng để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cá và hỗ trợ quá trình hô hấp, đặc biệt trong môi trường nước mới chưa ổn định.
- Muối cũng có thể giúp cá chống lại một số loại ký sinh trùng và vi khuẩn, và giảm stress khi cá đang thích nghi với môi trường mới.
- Giảm khả năng mắc các bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Cách sử dụng muối khoáng cho bế cá cảnh.
- Rồi sau khi mình mua hồ mình chuẩn bị hồ xong hết thì mình phải mua muối nha.
- Đối với hồ không phải là hồ thủy sinh hồ nuôi cá bình thường thì mình phải bỏ muối.
- Cá có vảy thì mình sẽ xài muối, còn mấy con cá mà da trơn thì mình không nên xài muối. Da cá da trơn mình xài muối là nó sẽ bị tuột nhớt.
- Muối thì mình xài theo liều lượng là 100 gram muối là cho 100 lít nước.
- Bỏ muối xong rồi chờ khoảng tầm 1 đến 2 phút cho nó tan ra mình thả cá.
Lưu ý:
- Trong trường hợp nước từ nguồn cung cấp quá mềm ( nghĩa là độ GH và KH thấp). Cần sử dụng muối khoáng để tăng độ cứng và độ kiềm (nghĩa là tăng độ GH và KH), tạo điều kiện sống tốt hơn cho các loài cần nước cứng như tép hay 1 số cây thủy sinh.
- Nếu nước bạn sử dụng từ nguồn cấp đã có độ cứng (GH) và độ kiềm (KH) phù hợp, thì việc bổ sung thêm muối khoáng là không cần thiết.
- Thậm chí, dư thừa khoáng chất có thể gây ra tình trạng nước quá cứng, làm hại cây và cá.
- Tóm lại nên sử dụng muối khoáng trong trường hợp bạn nuôi cá, tép hoặc cây thủy sinh cần độ cứng nước (GH & KH) cao.
- Không nên sử dụng muối khoáng nếu nước trong bể đã có độ GH và KH phù hợp, hoặc khi nuôi các loài cây nhạy cảm với môi trường nước cứng.
4. Kiểm tra Chất lượng nước
- Xác định pH của nước và điều chỉnh phù hợp với loại cá mà bạn dự định nuôi (phổ biến là từ 6.0 đến 7.0).
- Đối với những loài cá ưa độ pH cao hơn thì vẫn có thể sống tốt ở mức pH 6.0 đến 7.0.
- Độ cứng (GH, KH): cần đảm bảo độ cứng và độ kiềm phù hợp để duy trì sự ổn định của pH và tạo môi trường sống tốt cho cá.
- Duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng phù hợp với loài cá. Nhiệt độ lý tưởng thường từ 24 đến 28 độ C cho cá.
- Nếu sử dụng nước máy, cần xử lý chlorine và chloramine bằng các sản phẩm khử clo, ở đây thì Trung Tín đề xuất sử dụng khử clo CIBI AQUA.
- Có 1 số trường người nói phơi nước máy ngoài không khí trong 24 đến 48 giờ để khử chlorine, tuy nhiên Shop không khuyến khích dùng cách này.
- Phơi nước ngoài trời trong 24 giờ có thể hiệu quả đối với nước máy chứa clo thông thường, nhưng nếu nước máy của bạn chứa Chloramine, phương pháp này không đủ hiệu quả.
- Chloramine là một hợp chất được tạo ra từ NH3 và chlorine, nó được sử dụng trong nước máy như một chất khử trùng vì nó bền hơn và tồn tại trong nước lâu hơn clo thông thường.
- Trong trường hợp này, sử dụng chất khử clo chuyên dụng là cách an toàn và nhanh chóng hơn để đảm bảo an toàn cho cá.
5. Cách thả cá mới vào bể nuôi
- Cá cần thời gian để thích nghi với môi trường nước mới. Nếu thả cá ngay lập tức mà không có quá trình thích nghi, cá có thể bị sốc nước và dễ chết.
- Khi đưa cá mới về, để cá trong túi và thả nổi túi trong bể từ 15-20 phút để nhiệt độ nước trong túi dần bằng với nhiệt độ nước bể.
- Sau đó, dần dần thêm nước từ bể vào túi 5 đến 10 phút để cá quen với các thông số nước.
- Khi cá đã thích nghi, nhẹ nhàng thả cá vào bể, nếu đây là thả cá lần đầu tiên.
- Còn nếu là thả cá lần thứ hai, bạn cần tránh đổ cả nước trực tiếp từ trong túi vào bể để tránh lây lan vi khuẩn hoặc chất gây ô nhiễm từ cửa hàng.
- Thay vào đó là sau khi cá đã thích nghi với nhiệt độ nước, từ từ mở bịch cá ra và dùng một cốc hoặc ống hút nhỏ thêm từng chút nước từ hồ vào bịch cá trong vòng 5 phút.
- Điều này giúp cá quen dần với các thông số nước (pH, độ cứng) trong hồ mà không bị sốc.
- Trong khi thêm nước này bạn dùng thuốc anti stress châm khoảng 1 giọt vào bịch để giảm stress cho cá và sát khuẩn. Sau đó lấy vợt bắt cá vào bể chính.
- Hoặc bạn chuẩn bị 1 bể cách ly (có thể là một hồ nhỏ hoặc một thùng chứa tạm) và mở bịch từ từ để cá bơi ra bể cách ly.
- Khi cá đã bơi ra hết bạn múc nước trong bể chính và đổ từ từ vào bể cách ly. bước này bạn múc từng chút 1 vào bể cách ly cho vừa phải là được. Nhớ là bước này thả cá ra bể cách ly thì phải đặt máy sục oxy vào bể cách ly không là chết hết nhé.
- Bạn cũng thêm 1 giọt antistress để giảm stress cho cá và sát khuẩn, để 10 đến 15 phút.
- Sau đó lấy vợt bắt cá vào bể chính. Sau khi thả cá vào hồ, nên tắt đèn hoặc giữ đèn ở mức ánh sáng nhẹ trong 4 giờ đầu tiên để giảm căng thẳng cho cá, giúp cá dễ bình tĩnh và làm quen hồ mới.
Còn nếu cá lớn như cá koi thì Trung Tín sẽ nói chi tiết hơn ở 1 bài viết khác.
Trong Phần 2 Của Bài Viết Cách Nuôi Cá Cảnh Cho Người Mới Này Chúng Ta Sẽ Tìm Hiều Các Bước Cần Thực Hiện Sau Khi Thả Cá Vào Bể Cá.
6. Cách Cho Cá Ăn Khi Mới Thả Vào Bể
Sau khi thả cá mới vào bể, việc cho ăn đúng cách là rất quan trọng để giúp cá thích nghi với môi trường mới và giảm stress. Dưới đây là những lưu ý về thời gian và tần suất cho ăn khi thả cá mới:
1. Khi nào nên cho cá mới ăn sau khi thả?
- Chờ ít nhất 24 giờ sau khi thả cá vào bể trước khi cho chúng ăn lần đầu tiên. Điều này giúp cá có thời gian thích nghi với môi trường mới, làm quen với bể, giảm stress và không bị áp lực từ thức ăn ngay lập tức.
- Cá mới thường cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng sau khi trải qua quá trình di chuyển, thay đổi môi trường, và cần thời gian để hồi phục.
- Nếu bạn cho ăn ngay lập tức, cá có thể không ăn, làm thức ăn bị thừa, gây ô nhiễm nước và làm tăng nồng độ NH3, NH4.
2. Tần suất cho ăn ngày mấy lần?
- Tần suất cho ăn với cá mới, bạn có thể bắt đầu với việc cho ăn một đến hai lần mỗi ngày.
- Thường có thể cho ăn 1 lần trên ngày, hoặc 2 lần trên ngày với lượng thức ăn ít hơn.
- Hãy nhớ rằng cho ăn quá nhiều có thể gây tích tụ thức ăn thừa trong bể, làm tăng nồng độ NH3, NH4 và NO2, gây hại cho cá.
3. Nên cho ăn loại thức ăn nào?
- Sử dụng các loại thức ăn chuyên biệt cho từng loại cá như thức ăn viên, thức ăn đông lạnh, hoặc thức ăn tươi.
- Tốt nhất là cho ăn loại thức ăn chuyên dụng được các cửa hàng cá cảnh khuyên dùng.
- Chỉ cho lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong 3 đến 5 phút. Việc này giúp tránh tình trạng thức ăn thừa làm ô nhiễm nước.
4. Theo dõi cá sau khi cho ăn lần đầu:
- Sau khi cho cá ăn lần đầu tiên (sau 24 giờ), hãy theo dõi xem chúng có ăn không.
- Nếu cá không ăn hoặc chỉ ăn rất ít, hãy giảm tần suất cho ăn và tiếp tục theo dõi. Có thể mất vài ngày để cá mới cảm thấy thoải mái và bắt đầu ăn bình thường.
5. Điều chỉnh dựa trên sức khỏe cá:
- Nếu cá ăn bình thường và không có dấu hiệu stress, bạn có thể tiếp tục cho ăn 1 đến 2 lần trên ngày theo lượng vừa đủ.
- Nếu thấy cá bơi lội lờ đờ, mất màu, hoặc không ăn, cần kiểm tra các thông số nước để đảm bảo môi trường trong bể ổn định và không có dấu hiệu bệnh.
Tóm lại:
- Thả cá xong: Chờ ít nhất 24 giờ trước khi cho ăn lần đầu.
- Tần suất cho ăn: 1 đến 2 lần/ ngày.
- Lượng thức ăn: Chỉ cho ăn lượng vừa đủ trong 3 đến 5 phút, không để thức ăn thừa.
- Theo dõi cá sau khi ăn để điều chỉnh tần suất và lượng thức ăn.
7. Thời gian bật đèn khi mới thả cá thế nào?
Thời gian bật đèn trong bể cá cảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại cá, cây thủy sinh có trong bể và mục đích sử dụng đèn (để chiếu sáng cho cá hay để thúc đẩy sự phát triển của cây). Dưới đây là những gợi ý chung:
1. Đối với bể cá không có cây thủy sinh:
- Thời gian bật đèn: Khoảng 8 đến 10 giờ mỗi ngày là đủ để đảm bảo rằng cá có ánh sáng như trong môi trường tự nhiên.
- Quá nhiều ánh sáng có thể làm cá căng thẳng và gây sự phát triển không mong muốn của tảo.
- Ngắt đèn vào ban đêm: Cá cũng cần có thời gian “nghỉ ngơi” tương tự như trong tự nhiên, vì vậy bạn nên để bể tối vào ban đêm.
2. Đối với bể cá có cây thủy sinh:
- Cây thủy sinh cần ánh sáng để quang hợp và phát triển. Thời gian chiếu sáng sẽ phụ thuộc vào loại cây, nhưng nhìn chung, bạn nên bật đèn từ 8 đến 12 giờ mỗi ngày.
- Nếu có nhiều cây thủy sinh và chúng cần ánh sáng mạnh, thì có thể tăng lên 10 đến 12 giờ trên ngày.
3. Tránh bật đèn quá lâu:
- Nếu đèn trên 12 giờ mỗi ngày, dễ dẫn đến tình trạng bùng phát tảo trong bể, làm ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến cả cá và cây.
- Tốt nhất là sử dụng máy hẹn giờ tắt mở tự động để đèn tắt mở theo thời gian cố định, giúp tránh việc quên tắt đèn và gây hại cho hệ sinh thái trong bể.
4. Chọn ánh sáng phù hợp:
- Về việc chọn đèn nào cho bể cá thì là 1 chủ đề cần đào khá là sâu đối với từng loại bể kích thước khác nhau, loại cá khác nhau, loại cây khác nhau sẽ cần dùng đèn khác nhau để phù hợp nhất.
- Vậy nên Shop sẽ làm 1 bài viết chi tiết khác để chia sẻ sâu về vấn đề này, bạn đăng ký theo dõi để nhận được thông báo nhé.
Tóm lại:
- Bể không cây thủy sinh: Bật đèn khoảng 8 đến 10 giờ trên ngày.
- Bể có cây thủy sinh: Bật đèn khoảng 8 đến 12 giờ trên ngày, tùy theo nhu cầu của cây.
- Sử dụng máy hẹn giờ tắt mở tự động để điều chỉnh thời gian bật hoặc tắt đèn, tránh quá nhiều ánh sáng gây bùng phát tảo.
8. Kiểm tra và theo dõi định kỳ
- Sau khi thả cá, cần theo dõi môi trường nước để đảm bảo hệ vi sinh và các chỉ số nước ổn định.
- Sử dụng bộ test nước để kiểm tra thường xuyên nồng độ NH3, NH4, NO2,NO3, pH và độ cứng trong nước.
- Trong bể chưa cycle, NH3, NH4 và NO2 có thể tăng rất nhanh, vì vậy cần kiểm tra nước mỗi ngày trong tuần đầu tiên.
- Nếu NH3, NH4 hoặc NO2 bắt đầu tăng lên, cần thực hiện thay 20 đến 30% lượng nước trong bể và tiếp tục bổ sung vi sinh để duy trì môi trường an toàn.
9. Yếu Tố Thứ 9 Để Nuôi Cá Cảnh Thành Công Khi Mới Setup Bể: Không Nuôi Quá Nhiều
- Bời vì môi trường mới chưa ổn định, nếu nuôi quá nhiều cá sẽ làm tăng lượng chất thải, dẫn đến tích tụ NH3, NH4 và các chất độc hại nhanh hơn.
- Bạn nên bắt đầu với số lượng cá nhỏ, sau khi hệ vi sinh ổn định và nước được kiểm tra thường xuyên, mới dần dần tăng số lượng cá.
- Khi nuôi quá đông oxy hòa tan thấp do quá đông cá trong bể, khi lượng oxy trong nước không đủ, cá có thể bị ngạt thở. Biểu hiện thường thấy là cá nổi lên mặt nước và hớp không khí.
- Nếu tình trạng này kéo dài, cá sẽ chết do thiếu oxy. Ngay cả khi bạn dùng máy sục oxy và hồ có hệ vi sinh ổn định rồi thì cũng chỉ nên nuôi số lượng vừa phải.
10. Lưu ý về cách nuôi cá cảnh dành cho người mới
- Tìm hiểu kỹ hoặc nhờ sự tư vấn của cửa hàng cá cảnh trước khi cần thay đổi môi trường đột ngột (như thêm hóa chất, hóa chất khử clo, chất diệt rêu tảo hay thuốc điều trị).
- Vì nếu làm không đúng cách có thể khiến cho các chỉ số như pH, nhiệt độ, độ cứng thay đổi nhanh chóng và cá bị shock nước.
Kết Luận: Để ngăn ngừa cá chết, bạn cần:
- Theo dõi thường xuyên các chỉ số nước và điều chỉnh đảm bảo đủ tiêu chuẩn các yếu tố NH3, NH4, NO2, NO3, pH, KH, GH.
- Tránh các thay đổi đột ngột về nhiệt độ và các chỉ số nước mà không có sự tìm hiểu kỹ hoặc tư vấn từ chuyên gia.
- Bắt buộc sử dụng khử clo ngay sau khi thêm nước máy.
- Bổ sung vi sinh ngay lập tức và liên tục trong 7 đến 10 ngày đầu để khởi động chu trình cycle, giúp xử lý NH3, NH4 và NO2 từ chất thải cá.
Sử dụng muối khoáng với liều lượng nhỏ để giảm stress và tăng cường sức khỏe cho cá. (Không áp dụng cho cá da trơn, chỉ cá có vẩy và không nên dùng hồ trồng cây thủy sinh).
Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích về cách nuôi cá cảnh cho người mới tại trang kiến thức thủy sinh của chúng tôi.
Cách Chạy CYCLE Hồ Thủy Sinh Cho Người Mới
Như đã nói trước đó, nếu ví móng nhà là điều quan trọng nhất thì trong nuôi cá chạy chu trình chạy cycle hiệu quả và duy trì nó chính là nền móng của việc nuôi cá thành công. Ở những loại hồ bạn chọn chạy cycle trước khi thả cá thì đầu tiên bạn làm theo quy trình sau:
Giai đoạn chuẩn bị
- Đảm bảo hệ thống lọc và sục khí hoạt động tốt để tạo môi trường giàu oxy, hỗ trợ vi khuẩn phát triển.
- Chọn sản phẩm vi sinh có chất lượng tốt như Seachem Stability. Bạn sẽ cần bổ sung vi sinh theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
Ngày 1 – 5 Giai đoạn tạo NH3, NH4
- Bỏ khoảng 1đến 2 viên thức ăn hoặc một lượng nhỏ cám cá vào bể mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên để tạo ra nguồn NH3, NH4.
- Bổ sung vi sinh mỗi ngày trong giai đoạn này để giúp tăng tốc độ phát triển của vi khuẩn.
- Cách châm vi sinh đó là đổ vi sinh trực tiếp vào bể theo liều lượng của nhà sản xuất.
- Sau 4 ngày kiểm tra mức NH3, NH4, đảm bảo nó nên tăng lên khoảng 1 đến 2 ppm.
- Bạn kiểm tra chỉ số NH3, NH4 bằng cách sử dụng bộ test NH3.
- Ở giai đoạn tiếp theo bạn cần kiểm tra thì sử dụng bộ test NO2 và kiểm tra NO3 bằng bộ test NO3.
Ngày 5 – 10 Giai đoạn chuyển đổi NH3, NH4 thành nờ ô 2
- Kiểm tra NH3, NH4 và NO2: NH3, NH4 sẽ bắt đầu giảm khi vi khuẩn Nitrosomonas phát triển.
- Lúc này, NO2 sẽ bắt đầu xuất hiện và tăng dần.
- Chỉ cần thêm thức ăn 2 ngày 1 lần với liều lượng nhỏ (1 viên hoặc ít hơn) để không làm tăng lượng NH3, NH4 cao quá mức.
- Tiếp tục bổ sung vi sinh mỗi ngày hoặc cách ngày trong 5-7 ngày đầu.
Ngày 10 – 15 Giai đoạn chuyển NO2 thành NO3
- Sau khoảng 10 ngày, NO2 sẽ đạt đỉnh và sau đó giảm dần khi vi khuẩn Nitrobacter chuyển NO2 thành NO3.
- Kiểm tra các chỉ số này để đảm bảo chu kỳ đang diễn ra đúng cách. ghi chú: NO2 đạt đỉnh sẽ là khoảng 2 đến 5 ppm.
- Hạn chế bổ sung thức ăn ở mức tối thiểu, có thể thêm một lần nữa vào ngày thứ 10.
- Nờ ô 3 sẽ bắt đầu xuất hiện, điều này chứng tỏ chu trình đã hoàn thành. NO3 nên ở mức dưới 50 ppm.
- Nếu vượt quá, hãy thay nước khoảng 20 – 30%.
Ngày 15 Hoàn tất chu trình cycle
- Vào ngày thứ 15, kiểm tra các 3 chỉ số:
- Khi mà chỉ số NH3, NH4 và chỉ số NO2 bằng 0 ppm, và chỉ số NO3 tăng lên nhưng ở mức an toàn, tốt nhất là dưới 50 ppm. thì đó là lúc chu trình chạy cycle hoàn thành.
Lưu ý Khi Chạy Cycle Hồ Thủy Sinh
- Đừng để NH3, NH4 và NO2 tăng quá cao, vì chúng có thể gây độc hại cho cá sau khi bạn thả.
- Nếu thấy mức NO3 tăng cao trên 50 ppm trước khi chu trình hoàn tất, nên thay nước 10 đến 20% để giữ ổn định.
Tổng Kết
- Với việc bổ sung vi sinh đúng cách, chu trình Cycle có thể được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả trong vòng 15 ngày như Trung Tín vừa chia sẻ.
- Sau khi đã chạy cycle 2 tuần hoàn thành, tiếp theo là đến bước kiểm tra lại các chỉ số nước như pH, nhiệt độ (đối với cá).
- Đo độ cứng GH, KH nếu là bể thủy sinh có cây thủy sinh hoặc tép cảnh yêu cầu độ cứng GH, KH cao.
- Sau khi đo các chỉ số trên xong, bạn làm tương tự như các bước Trung Tín đã hướng dẫn ở phần trước nói về thả cá mới cho hồ không chạy cycle.
Sự Khác Nhau giữa Hồ Chạy Cycle & Không Chạy Cycle Là Gì?
- Giữa hồ chạy cycle rồi mới thả cá và hồ setup xong thả cá liền khác nhau ở chỗ đó là:
- Thả cá ngay thì nhanh và tiết kiệm thời gian nhưng không đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho cá 100%, chất lượng nước không ổn định, dễ làm cá bệnh nếu bạn làm không đúng cách.
- Còn nếu chạy đủ chu trình cycle rồi mới thả cá thì mất thời gian và phức tạp hơn, tuy nhiên đổi lại là cá khỏe, sống bền và gần như là không chết nếu.
- Tóm lại tốt nhất là bạn cần chạy cycle trước khi thả cá là cách hiệu quả nhất nếu bạn có thời gian.
- Nhưng nếu bạn quá bận thì nên dùng phương pháp thả cá luôn mà không chạy cycle cũng được miễn bạn làm đúng và đủ các bước trung tín đã chia sẻ trước đó.
————————————————————————-
CÁ CẢNH THUỶ SINH TRUNG TÍN
Cung cấp các loại cá cảnh.
Cung cấp các thiết bị phục vụ việc nuôi cá cảnh.
Tư vấn lắp đặt các công trình thủy sinh.
Tư vấn chăm sóc, nuôi cá cảnh,…
Tư vấn, thiết kế hồ cá Koi.
Chúng tôi hoạt động từ 7:30 – 21h00 (T2-T7) và 7:30 – 17:00 (CN)
Website: cacanhthuysinhtrungtin.com
Fanpage: Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín
Email: traithuysinh.trungtin@gmail.com Zalo: Nhắn Zalo Shop CẢM ƠN QUÝ KHÁCH