Cá Ba Đuôi Mắt Lồi Đen là một trong những loài cá được thuần hóa lâu đời nhất trên thế giới. Cá Ba Đuôi bắt đầu được nuôi từ thời nhà Tống Trung Quốc. Vào những năm 960 trước Công Nguyên. Vào năm 1500 sau Công Nguyên, nó được đem sang Nhật Bản và có mặt tại châu Âu hơn 2 thế kỷ sau.
Đặc Điểm Của Cá Ba Đuôi Mắt Lồi Đen
- Chiều dài lớn nhất khoảng 16 – 20 cm (6,3 – 7,87 inch). Tuy nhiên, hiếm có con cá vàng nào đạt được đến kích thước này.
- Tuổi thọ: hơn 20 năm. Do nuôi trong môi trường nhân tạo nên đa số chỉ sống dưới 6 tới 8 năm.
- Điểm đặc biệt đó là dáng bơi ngộ nghĩnh, màu sắc đa dạng, dễ nuôi và dễ chăm sóc.
Cách nuôi Cá Ba Đuôi Mắt Lồi Đen
Kích thước bể phù hợp để nuôi cá ba đuôi:
- Đối với size nhỏ cá từ 3cm – 6cm thì bể nuôi khoảng 50 lít/ 5 con – 6 con / hồ
- Đối với size trung cá từ 8cm – đến 10cm thì bể nuôi từ 100 lít / 2 con – 4 con / hồ
- Đối với trưởng thành cá từ 10cm – đến 15cm thì bể nuôi từ 100 lít / 2 con / bể
- Có thể nuôi số lượng cá nhiều hơn, nhưng đừng nuôi quá đông trong một bể, nếu nhiều cá trong một bể máy bơm lọc sẽ không lọc hết được các chất dơ trong nước dẫn đến làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cá nhiều khiến cá cảm thấy chật chội không bung được vây, đuôi khi bơi của chúng, cá sẽ không còn đẹp.
Thay nước:
- Cũng như các loại cá nước ngọt khác, để tránh cá bị sốc nước mới khi nay nước ta không thay hết 100% nước , mà chỉ hút tối đa 50% nước cũ ra , sau đó vô thêm 50% nước mới , tốt nhất vẫn là hút ra 30% nước cũ và vô lại 30% nước mới
Cá Ba Đuôi nuôi chung được với cá nào?
- Cá ba đuôi tính hiền lành, bơi chậm, vì vậy nuôi chung được với rất nhiều loại cá khác nhau cùng bản chất hiền.
- Tuy nhiên vì bản tính hiền lành, bơi chậm và có bộ đuôi dài nên ta không nuôi cá ba đuôi chung với các dòng cá săn mồi, cá hay rỉa đuôi như xê can, hồng cam, két panda…
Cá Ba Đuôi Mắt Lồi Ăn Gì?
- Cá ba đuôi khá ăn tạp như rong rêu, cây thủy sinh, trứng của loài cá khác, ấu trùng. Thức ăn chuyên dụng cho cá ba đuôi như GOLD FISH FOOD.
- Liều Lượng: Cho cá ăn từ 1 đến 2 lần / ngày, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước. Nên cho cá ăn đa dạng hóa thức ăn để đảm bảo cá nhận được đủ dưỡng chất, nên xen kẽ để tăng cường màu sắc.
>> Bạn có thể mua cám cá ba đuôi tại đây<<
Lưu Ý Khi Nuôi Cá Ba Đuôi Mắt Lồi
- Quan Sát thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý
- Giữ môi trường bể cá yên tĩnh, tránh đặt bể ở nơi thường xuyên có tiếng ồn lớn hoặc ánh nắng trực tiếp quá mạnh vào bể cá làm tăng nhiệt độ và tạo điều kiện cho rêu phát triển.
- Duy trì nhiệt độ nước trong khoảng 26 -28 độ C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều khiến cá dễ bị bệnh và làm giảm màu sắc của cá.
BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ BA ĐUÔI VÀ CÁCH ĐIỀU TRị
Nấm thối vây – đuôi :
- Biểu hiện của bệnh: Tưa, ăn mòn , cụt vây – đuôi,
- Yếu tố gây bệnh: do nguồn nước bị ô nhiễm, thay đổi nguồn nước đột ngột ( cá mới mua về thả liền, thay quá nhiều nước mới vô hồ ) cá chưa kịp thích nghi
- Thuốc điều trị: thuốc đặc trị, hiệu quả cao: Garacin, Bacta – CZ8, cũng có thể sử dụng một số thuốc trị nấm thông thường khác
- Liều lượng : theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất (ghi trên bao bì)
Sình bụng – tóp bụng
- Biểu hiện của bệnh: bụng chướng to, đi phân ra sợi nhầy
- Yếu tố gây bệnh: chủ yếu là do cho cá ăn quá nhiều, thức ăn không tiêu hóa kịp gây chướng bụng, viêm ruột.
- Thuốc điều trị: thuốc Relive gói màu vàng, jindi màu tím là tốt nhất, tetra cũng hỗ trợ đường ruột nhưng khá nhẹ
- Liều lượng : theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất (ghi trên bao bì)
Xù vảy – lở loét
- Biểu hiện của bệnh: vảy cá bị xù chướng lên, mắt bị lồi hoặc sưng , thường thì bị cô lập 1 vị trí trên thân cá, nếu nặng thì sẽ bị toàn thân
- Yếu tố gây bệnh: nguồn nước bị ô nhiễm, độc tố trong nước cao, thức ăn dư thừa cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước.
- Thuốc điều trị: thuốc số 5 , tetra nhật, kháng sinh, nấm jindi gói màu trắng, bio knock 3
- Liều lượng : theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất (ghi trên bao bì)