TOP 13 Loại Cá Bạn Có Thể Nuôi Chung Với Cá Betta

betta khó nuôi chung với những loài cá khác bởi betta nổi tiếng với tính cách hung hăng, đặc biệt là cá betta đực. Sự hung hăng với các loại cá nuôi chung của betta bắt nguồn từ các loài cá có vây dài vì đặc điểm sau:

ca-betta

1. Bản năng lãnh thổ và bảo vệ

Cá betta, đặc biệt là con đực, rất lãnh thổ và thường không muốn các con cá khác xâm phạm không gian của mình. Khi chúng thấy một loài cá khác có vây dài và sặc sỡ, chúng có thể coi đó là mối đe dọa hoặc một đối thủ cạnh tranh. Vây dài của những con cá khác có thể giống với vây của một con betta đực, khiến cá betta nghĩ rằng đó là một đối thủ đang thách thức vị trí lãnh đạo của chúng.

CÁ BETTA NUÔI CHUNG VỚI CÁ GÌ?

  • Thông thường thì có một nguyên tắc bạn cần lưu ý là: BẠN KHÔNG ĐƯỢC NUÔI CHUNG CÁ BETTA ĐỰC VỚI NHAU

Dưới đây là danh sách các loài cá bạn có thể nuôi chung với cá betta:

1. Cá Chuột Pygmy

  • Trong danh sách này có lẽ cá chuột là lựa chọn phù hợp và hoàn hảo nhất để có thể nuôi chung với cá betta.
  • Chúng có tích cách hiền lành, thường xuyên hoạt động dưới đáy vậy nên sẽ dễ dàng tránh xa khu vực hoạt động của cá betta. 
  • Cá chuột được trang bị lớp vảy cứng và vây nhọn nên chúng có thể tự bảo vệ bản thân trong trường hợp cá betta quá tò mò. 
  • Cũng vì màu sắc của loài cá này không quá nổi bật nên dường như cá betta ít để ý tới chúng thậm chí bơi qua như không nhìn thấy.
  • Chúng là loài sống tầng đáy, bạn nên cho cá chuột ăn các loại thức ăn chìm chuyên dụng riêng và các loại thực phẩm tươi sống giàu protein để chúng có thể phát triển tốt nhất. 

2. Cá tam giác

cá tam giác vua

  • Cá tam giác là một loài cá bơi nhanh và bơi theo đàn, bạn nên nuôi chúng ít nhất là từ 6 con trở lên. 
  • Chúng có tích cách vô cùng hiền lành và có thể sống chung với hầu hết mọi loài cá cảnh khác.
  • Kích thước của chúng đủ to và chúng đủ nhanh để có thể tự bảo vệ bản thân nếu chẳng may bị cá betta tấn công. 
  • Vì cá tam giác không có vây dài hay màu sắc quá nổi bật như cá betta, vậy nên việc betta tấn công cá tam giác cũng ít xảy ra.
  • Chúng thích bơi theo đàn, nên để chúng thoải mái hơn, bạn nên nuôi ít nhất 6 con trở lên. Điều này cũng giúp chúng không bị căng thẳng và mang lại một bể cá đẹp mắt hơn khi chúng di chuyển đồng loạt.

3. Cá Chạch Culi

ca-chach-culi

  • Chạch culi thường sống ở tầng đáy. 
  • Loài cá có thân hình khá giống con lươn, có những đốm nây và màu vàng và chúng sống về đêm và ít ra ánh sáng, khá là nhút nhát nên khi thấy cá betta chúng sẽ né tránh. 
  • Vậy nên hai loài cá này sẽ rất ít đi vào lãnh thổ của nhau, từ đó có thể tránh được xung đột có thể xảy ra. 
  • Chúng là 1 loài cá thường ăn bất kỳ thức ăn thừa nào của cá betta rơi xuống. Điều này không làm phiền tới cá betta nên thường thì nó sẽ không rượt đuổi và có thể nuôi chung.

4. Cá bảy màu

Bảy màu Blue Topaz

  • Cá bảy màu là loài cá rất hiền lành, nhỏ và thường bơi theo đàn. Chúng không tranh giành lãnh thổ hay gây hấn với các loài cá khác.
  • Cá bảy màu đực thường có vây dài và màu sắc rực rỡ, điều này có thể thu hút sự chú ý không mong muốn của cá betta. Cá betta sẽ tấn công chúng vì thấy bộ vây nghĩ là đối thủ. 
  • Cá bảy màu có thể nuôi chung tốt với cá betta cái. Tuy nhiên, nếu nuôi chúng với betta đực thì bạn phải cho chúng đủ không gian sống và nhiều chỗ ẩn chú hơn bằng cách setup có cây thủy sinh hoặc hang động.
  • Đôi khi một số loại cá bảy màu cũng có hành vi rỉa vây nên bạn cũng nên quan sát bể kĩ để có thể có biện pháp kịp thời khi có vấn đề xảy ra. 
  • Cá betta vốn đã hung dữ, nên nếu cá bảy màu rỉa vây của betta, điều này có thể dẫn đến cá betta trở nên căng thẳng hoặc tấn công ngược lại cá bảy màu.
  • Điều này có thể gây tổn thương vây hoặc thậm chí dẫn đến cái chết của cá.

5. Cá Clown Pleco

  • Clown Pleco lại là một loài cá sống tầng đáy hiền lành khác.
  • Chúng là loài xử lý rêu hại tuyệt vời, có thể ăn được rất nhiều thứ bao gồm cả các loại rau, hoa quả bạn bỏ vào.
  • Chúng cũng có thể ăn được các loại đồ ăn tươi sống như là trùn chỉ, trùn huyết,..
  • Mặc dù hiền lành, chúng không thích bị các loài cá khác làm phiền vậy nên cá pleco có thể hơi hung hăng đáp trả lại, cộng với kích thước lớn của chúng thì bạn hoàn toàn không lo cá pleco có thể bị cá betta bắt nạt. 
  • Lưu ý đây là 1 loài cá lau kính có tên là Clown Pleco chúng không phải lau kính da beo hay lau kiếng thường, loài này có kích thước trường thành nhỏ hơn.

6. Cá sóc đầu đỏ

Cá Mũi Đỏ

  • Cá sóc đầu đỏ là một trong những loài cá tetra lớn vậy nên nếu bạn muốn nuôi chung chúng với cá betta thì bạn cần phải có bể cá khoảng từ 60 lít trở lên. 
  • Bạn cần phải cho chúng nhiều không gian để bơi và bạn nên nuôi chúng theo đàn ít nhất là từ khoảng 6 con. 
  • Lý do loài cá này có thể được nuôi chung với cá betta là vì chúng không có kích thước khá bé và sẽ dành hầu hết thời gian hoạt động ở tầng giữa và tầng đáy của bể. 
  • Trong khi đó cá betta sẽ chủ yếu bơi ở tầng giữa và tầng trên vậy nên chúng sẽ hiếm khi bơi vào lãnh thổ của nhau hơn. 

7. Cá diếc anh đào

cá diếc anh đào

  • Nếu bạn chỉ nuôi có một con cá betta thì một đàn cá diếc anh đào sẽ là bạn cùng bể phù hợp cho nó. 
  • Mặc dù cá diếc anh đào không phải là loài cá có vây dài hay màu sắc quá nổi bật, bạn vẫn cần theo dõi hành vi của cá betta trong thời gian đầu.
  • Cá betta có thể tấn công cá diếc anh đào nếu cảm thấy bị đe dọa hoặc nếu cá diếc anh đào xâm phạm lãnh thổ của chúng.
  • Cả hai loại cá đều có điều kiện môi trường nước yêu thích như nhau, đều có thể sống được trong bể có kích thước bé, trồng nhiều cây cối và ăn chế độ ăn tương đồng. 
  • Hơn hết nữa là cá diếc anh đào cũng hiền lành, đủ to để có thể bảo vệ bản thân khỏi cá betta. 

8. Cá Otto (Otocinclus affinis)

Cá Otto

  • Cá otto hoàn toàn có thể được nuôi chung cùng với cá betta. Tuy nhiên có một số điểm bạn cần lưu ý khi nuôi hai loài cá này bởi chúng có điều kiện sống khá khác nhau. 
  • Cá otto cần dòng chảy đều và ổn định, trong khi đó cá betta cần khu vực nước tĩnh. 
  • Cá otto là loài cá hiền lành và chúng chỉ ăn rêu, chúng còn thậm chí không tấn công cả cá con và tép con.
  • Cá Betta tuy có thể hung hăng, nhưng thường không để ý đến cá Otto vì chúng sống ở các khu vực khác nhau trong bể và không xâm phạm lãnh thổ của betta.
  • Hơn hết nữa loài cá này bơi khá nhanh và sẽ không tranh giành thức ăn với cá betta vậy nên sẽ không xảy ra vấn đề về việc cá tấn công lẫn nhau để giành thức ăn khi nuôi chung. 

9. Cá Neon Tetra

Cá Neon Xanh

  • Cá neon là loài cá tetra phổ biến nhất. Bởi vì chúng khá nhỏ và nhút nhát nên thường tránh né cá betta, chúng thường bơi theo đàn khoảng giữa bể đến tầng đáy. chúng cũng bơi khá nhanh vậy nên sẽ có thể tránh được sự chú ý quá nhiều của cá betta.
  • Trong thời gian cho ăn, chúng không phải loài đầu tiên đi giành thức ăn, chúng có thể bình tĩnh chờ cho cá betta ăn xong sau đó chúng ăn thức ăn còn thừa nên không làm phiền tới cá betta.
  • Hơn hết nữa là khi chúng bơi đàn thì cá betta sẽ khó có thể tấn công cá neon hơn. 

10.Cá bình tích, molly, cá mún

cá bình tích

  • Cá bình tích, molly, cá mún là loài cá có kích thước ngang bằng so với cá betta vậy nên chúng sẽ có khả năng tự bảo vệ bản thân. 
  • Và bởi vì chúng là loại cá ăn khá nhanh khi tới giờ ăn và chúng thường ăn ở phần dưới hoặc giữa bể trong khi cá betta thường ăn mồi ở tầng trên cùng của bể. 
  • Điều này khiến cho cá betta không cảm thấy khó chịu vì bị giành thức ăn. Nhưng nếu cá này lên tầng trên bể ăn, đặc biệt là trong khi betta đang để trứng ở tầng trên, nó sẽ rất khó chịu và rượt đuổi cá molly, bình tích hay cá mún.

11. Cá Cầu Vồng Nắng Vàng (Forktail Rainbowfish)

  • Forktail Rainbowfish trưởng thành thường có kích thước từ 2,5 đến 4 inch (6-10 cm). Chúng có vây đuôi dạng “forktail” đặc trưng, tức là đuôi chia thành hai nhánh như hình chữ V, giúp chúng bơi nhanh và linh hoạt.
  • Cá cầu vồng nắng vàng cũng là loài cá bơi nhanh và thường thích hoạt động khu vực giữa bể nơi cá betta thích sống, tuy nhiên loài cá này không có nhiều màu sắc và chúng hơi nhỏ hơn cá betta. 
  • Vì vậy khi cá betta bơi gần thì loại cá này tránh đường cho cá betta vậy nên cũng ít làm phiền hay khiến betta khó chịu rồi rượt đuổi.
  • Chúng thường ăn ở tầng giữa hoặc trên của bể và có khả năng chia sẻ thức ăn với cá Betta mà không xảy ra tranh giành.

ca-cau-vong-nang-vang

12. Chuột mắt xích

  • Cá chuột mắt xích thường sống ở tầng đấy của bể. Cá này cũng bơi khá nhanh có thể tránh sự rượt đuổi của cá betta và cỏ thể sống ở điều kiện nước ấm như cá betta. 
  • Tuy nhiên loài cá này bơi khá nhanh và năng động, thường xuyên bơi lại nhiều có thể làm cho cá betta cảm thấy khó chịu và rượt đuổi.
  • Bạn nên theo dõi kỹ sự tương tác giữa hai loài cá trong thời gian đầu để đảm bảo không có sự xung đột, và tốt nhất là nên nuôi trong một bể lớn hơn 10 gallon để giảm căng thẳng cho cả hai loài.

ca-chuot-mat-xich

13. Cá Mây Trắng (White Cloud Mountain Minnow)

  • Cá Mây Trắng còn có tên gọi khác là (tanichthys albonubes) là một loài cá nhỏ được tìm thấy trong số ít các khu vực miền núi của Trung Quốc. 
  • Chúng là loài cá ưa chuộng hòa bình (nhóm có ít nhất 6 con), và không bao giờ biết phá vây của các loài khác.
  • Tuy nhiên, vì nhiệt độ lý tưởng của cá Mây Trắng là thấp hơn so với cá Betta, việc nuôi chung chúng trong một bể có thể không lý tưởng về lâu dài. 
  • Nếu bạn duy trì nhiệt độ cao cho cá Betta (khoảng 24-28°C), cá Mây Trắng có thể cảm thấy không thoải mái và sức khỏe của chúng có thể bị ảnh hưởng.

ca-may-trang

Cần Đặc Biệt Lưu Ý Những Điều Này Trước Khi Nuôi Chung Cá Betta!

  • Bạn nên nuôi chung với cá bình tích, cá mún, molly, cá chuột, cá pleco, diếc anh đào trống.
  • Và lưu ý tốt nhất là không nên nuôi chung cá nhút nhát như chạch culi, bảy màu vì điều đó là chúng ta đang cố gắng đưa những sinh vật bé nhỏ đáng yêu này vào 1 cuộc sống tồn tại đầy sự lo sợ từng giờ, từng ngày.
  • Việc nuôi chung những loài cá trên là dựa vào kinh nghiệm mà chúng tôi có được, tuy nhiên bạn cần biết 1 điều rằng cá betta sẽ luôn tồn tại những biến thể chứ không có con nào giống tính cách con nào. giống như loài người chúng ta thôi, cùng là con người nhưng có người tốt, có người xấu.
  • Tùy vào cá thể, đôi khi có thể có 1 con đực hiền lành có thể nuôi chung với những loài cá trên, thậm chí là những loài cá khác nữa. 
  • Nhưng cũng có khi lại có những cá thể cực kỳ hung dữ, dù bạn nuôi với bất kỳ loại nào nó cũng rượt đuổi cắn xé chỉ trừ những loài to dữ hơn nó.

Vậy nên khi muốn nuôi chung với cá betta cạn cần lưu ý:

Thứ nhất: Quan Sát Sau Khi Thả Chung

  • bạn chọn những loài cá mà Trung Tín đã kể ở trên để nuôi, kèm theo đó là khi thả chung bể rồi bạn phải quan sát xem liệu cá betta của bạn có rượt đuổi cá khác bạn thả chung không! 
  • nếu trường hợp có điều đó xảy ra bạn phải tách nó ra ngay và nuôi riêng vì không còn cách nào khác (dĩ nhiên bạn nên chuẩn bị 1 bể dự phòng trước đó để dùng cho trường hợp bất đắc dĩ này xảy ra).

Thứ hai: Cách Ly Trước Khi Thả Cá Mới Vào

  • Cá  Beta là loài cá có tính chiếm hữu lãnh thổ. Nếu bạn đã có một con Beta và có ý định thêm những con cá khác, LUÔN phải lấy Beta ra và cách ly nó trong vài giờ. 
  • Trong khi Beta bị cô lập, hãy sắp xếp lại bể. Di chuyển tất cả cây cối, đồ trang trí và những thứ tương tự đến những vị trí mới, sau đó thêm cá mới vào. Để cá mới ổn định lại rồi thả Beta trở lại bể. 
  • Khi đó, nó sẽ không nghĩ rằng lãnh thổ của mình đang bị những vị khách không mời mà đến xâm phạm. Nó đến một lãnh thổ đã có người chiếm đóng và phải ổn định vị trí của mình trong đó.
  •  Khi có một con Beta ở cùng với những con cá khác, nó không biết rằng nó sẽ hơi lo lắng khi thấy những con cá khác sẽ chịu đựng những gì từ nó.
  • Điều quan trọng là phải chú ý đến tính cách cá betta của bạn, đôi khi chúng thực sự hung dữ đến mức bắt đầu đuổi theo và cắn những người bạn cùng bể khác dù đó là mới thả vào bể mới. Vậy nên cần quan sát để kịp thời xử lý.

Thứ ba: Lựa Chọn Tách Riêng Dựa Trên Tiêu Chí Nào?

  • Khi nuôi chung với những loại cá kể trên, nếu gặp trường hợp betta rượt đuổi thì bạn cũng không quá gấp tách riêng. 
  • Đôi khi nó rượt đuổi nhưng cá bị rượt chạy quá nhanh thì betta không bao giờ bắt được chúng và cuối cùng bỏ cuộc. 
  • Và dần chũng sẽ không chú  ý đến những loại cá khác đó nữa. Trừ khi nó có tổ bong bóng và loại cá nuôi chung đến quá gần. Nó không thích điều đó.

Thứ tư: Chú Ý Khi Tắt Đèn Ban Đêm

  • Đừng bao giờ tin tưởng cá betta vào ban đêm. Chúng có thể làm những điều kinh khủng với những con cá cùng bể nhỏ hơn khi tắt đèn. Chúng sẽ cắn chết bạn cùng bể.
  • Cá Betta, đặc biệt là cá Betta đực, nổi tiếng với bản năng bảo vệ lãnh thổ rất mạnh mẽ. Vào ban ngày, cá Betta có thể bận rộn quan sát và tương tác với môi trường xung quanh, do đó không quá tập trung vào các cá thể khác. Tuy nhiên, vào ban đêm, khi ánh sáng yếu hoặc tắt, bản năng bảo vệ lãnh thổ của chúng có thể tăng lên, dẫn đến hành vi hung hăng hơn đối với các loài cá khác.
  • Trong bóng tối, cá Betta có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện của các loài cá khác trong bể vì chúng không thể quan sát toàn cảnh xung quanh. Điều này có thể kích hoạt phản ứng tấn công để bảo vệ không gian riêng.

Thêm 1 mẹo cuối là tôi cũng nhận thấy rằng nếu tôi thường xuyên cho cá betta ăn thức ăn sống, chúng có xu hướng ít hung dữ hơn với bạn cùng bể. Ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Thức ăn đông lạnh cũng có tác dụng.

————————————————————————-

CÁ CẢNH THUỶ SINH TRUNG TÍN

Cung cấp các loại cá cảnh.

Cung cấp các thiết bị phục vụ việc nuôi cá cảnh.

Tư vấn lắp đặt các công trình thủy sinh.

Tư vấn chăm sóc, nuôi cá cảnh,…

Tư vấn, thiết kế hồ cá Koi.

Chúng tôi hoạt động từ 7:30 – 21h00 (T2-T7) và 7:30 – 17:00 (CN)

Website: cacanhthuysinhtrungtin.com

Fanpage: Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín

Hotline: 0938228502

Email: traithuysinh.trungtin@gmail.com

Zalo: Nhắn Zalo Shop

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH

Mục lục